Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo

Bệnh mổ cắn nhau ở gà Đông Tảo

Thứ Bảy - 19/12/2015 | 449

Kính thưa quý Khách hàng, quý Bà con!

Bệnh gà cắn mổ nhau là một dạng bệnh thần kinh ở gà, chúng thường xuất hiện khi môi trường sống chật trội, bức bối, gà bị căng thẳng, kích thích chúng cắn mổ nhau, máu chảy ra càng làm tăng sự kích thích của chúng, nếu không cách ly kịp thời có thể dẫn đến cả đàn gà cắn mổ nhau gây thiệt hại lớn trong đàn gà.

Trong chăn nuôi gà, phương pháp  nuôi tập trung đã áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nuôi tập trung với mật độ cao sẽ thuận lợi về diện tích chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, chủ động thời gian nuôi…nhưng lại sẽ hạn chế về quản lý dịch bệnh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, mật độ chiếu sáng… Do vậy, trong quá trình nuôi sẽ gặp một số trường hợp như xảy ra dịch bệnh,  gà phát triển không đồng đều, cắn mổ lẩn nhau… 

1. Nguyên nhân

- Không cắt mỏ.
- Mất cân đối dinh dưỡng như thiếu Vitamin, acid amin, thức ăn thô, xanh, thiếu nguyên tố vi lượng (lưu huỳnh, măng gan, iod), lai giống cận huyết. 
- Mật độ nuôi quá đông, ánh sáng quá mức, chuồng nóng trong khi độ ẩm cao.
- Vi phạm quy trình chăm sóc nuôi dưỡng như cho ăn muộn, đàn đông trong khi thiếu máng ăn, thiếu nước uống, không phân lô phân đàn hợp lý.
- Ngoài ra, có thể do các bệnh truyền nhiễm, giun sán, dùng kháng sinh dài ngày, rối loạn hocmon trong thời kỳ sinh sản. s

2. Triệu chứng

 - Gà thường mổ nhau ở khắp các vị trí trên cơ thể như mổ chân, mổ lông, mổ mào, mổ mắt, mổ cánh, mổ đuôi, hậu môn cũng thường bị mổ nhiều hơn. Đặc biệt khi có máu chảy ra sẽ kích thích cả đàn gà mổ vào vị trí đó, máu sẽ dính lên đầu những con gà khác và chúng sẽ quay sang mổ lẫn nhau. 

                                      gà cắn mổ nhau ở hậu môn

- Gà bị sứt đầu, nhiều vết thương trên da, chân, cánh.

- Gà luôn sống trong tình trạng stress, lẩn chốn, lười ăn, dẫn đến gà chậm lớn và nhiều bệnh tật, nhiều con sẽ chết do mất máu, không ăn uống và dần bị kiệt sức mà chết. 

                                gà cắn mổ nhau ở chân

3. Phòng bệnh

- Đảm bảo đúng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.
- Vào giai đoạn 7 ngày tuổi dùng máy cắt 1/2 mỏ

kiểm soát các khẩu phần ăn, các khẩu phần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng theo với tuổi và giống...

- Không gian máng ăn phải đầy đủ để con vật được tiếp xúc đồng thời với thức ăn, giúp ngăn ngừa trong đàn có những con nhẹ cân hơn, chúng thường là nạn nhân của hiện tượng cắn mổ nhau

- Đủ nước uống và không gian máng uống, nước uống sạch và không quá lạnh trong mùa rét và quá nóng trong mùa hè. Trong mùa nóng nên dùng nước có pha muối ăn (5 gram muối cho 1 lít nước).... 

4. Điều trị

- Loại trừ các nguyên nhân kể trên.
- Nuôi giãn mật độ.

- Gia cầm bị hấp dẫn bởi máu và vết thương, do vậy cần nhanh chóng loại bỏ khỏi đàn những con bị thương. Hàng rào của chuồng không được có các vật sắc nhọn làm rụng lông, rách da hay gây các thương tích khác

- Cắt mỏ những cá thể hay cắn mổ nhau hoặc loại bỏ khỏi đàn. Trước khi cắt mỏ khoảng 2 giờ cho gà uống Vitamin K (1%) với liều 1ml/5kgP để phòng chảy máu. Dùng kìm bấm cắt hết phần sừng mỏ trên, sát vào phần biểu mô, sau đó dùng dụng cụ nung nóng (có thể là lưỡi dao nung nóng) ép chặt mặt cắt để cầm máu.
- Hạn chế ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn có ánh sáng màu đỏ (qua chiết áp để mức nhỏ bóng đèn tròn sẽ có màu đỏ, gần như đỏ sợi tóc chỉ đủ nhìn).
- Bỏ vào chuồng gà quả gấc, quả bí ngô bổ đôi, cục đá vôi chết để cho gia cầm mổ.
- Có điều kiện cho ăn thêm thức ăn xanh.
Dùng thuốc (Cho toàn đàn uống/ăn liên tục trên 7 ngày): 
- Pharotin-K: 100g/30 lít nước uống hoặc 100g/300 kgP/ngày.
- Pharcalci-B12: 10-20 ml/1lít nước uống. 
- Phar-M comix, 2g/1lít nước hoặc trộn 1g thuốc/kg thức ăn.

  Cắn mổ nhau là một hiện tượng phổ biến trong chăn nuôi gia cầm tập trung, hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi đàn gia cầm được quản lý tốt. Tuy nhiên những biện pháp ngăn ngừa trên được đặt ra một cách chặt chẽ và nghiêm túc thì sẽ hạn chế được nó..
Nguồn:Báo Nông nghiệp

BBT Hatthocvang Vietnam

Facebook Twitter Google+

Ý kiến của bạn về chúng tôi, xin cảm ơn và mời bạn

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.